Nên làm những gì khi bị viêm lộ tuyến ?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm phụ khoa và xói mòn tại cổ tử cung gây ra bởi rất nhiều tác nhân khác nhau như khuẩn Chlamydia, Trichomonas, Lậu cầu, virus hespes hoặc do tiếp xúc (giao hợp sâu thô bạo, đặt băng vệ sinh trong âm đạo, hóa chất xịt rửa…). Quá trình viêm nhiễm, xói mòn sẽ làm tổn thương lớp tế bào bóng ở bên ngoài làm lộ ra lớp tế bào cận đáy.
Nếu cổ ngoài bị viêm thì lớp biểu mô tuyến ở cổ trong sẽ bò ra bù đắp tạo nên hiện tượng lộ tuyến cổ tử cung. Nếu cổ trong bị tổn thương thì biểu mô lát tầng ở cổ ngoài sẽ tiến vào bù đắp và vô tình che phủ cả những biểu mô tuyến còn lại, gây bít tắc, ứ đọng dịch nhầy tạo thành những nang chứa dịch nhầy và mủ, gọi là nang Naboth.
Khi bị viêm nhiễm, xói mòn lớp tế bào cận đáy rất dễ bị kích ứng loạn sản là tiền đề cho ung thư cổ tử cung sau này. Dịch của cổ tử cung do biểu mô tuyến ở cổ trong tiết ra mang tính kiềm. Độ PH thay đổi trong khoảng 7-7,5cm. Sự thay đổi PH âm đạo dưới tác động của estrogen và những tác nhân bên ngoài như sang chấn, vật lạ… cũng là nguyên nhân gây ra những biến đổi sinh lý và bệnh lý của cổ tử cung.
Trường hợp viêm nhiễm của bạn thường xuyên bị tái phát, nguyên nhân có thể là do bạn chưa chữa khỏi dứt điểm, hoặc trong quá trình bạn bị viêm nhiễm đã lây cho bạn tình của mình, nhưng bạn tình của bạn thì lại không điều trị. Do vậy, khi bạn khỏi và có quan hệ thì khả năng bị viêm nhiễm lại là rất dễ xảy ra.
Bạn tránh dùng các loại hóa chất xịt sâu vào âm đạo (kể cả các loại nước vệ sinh của phụ nữ) vì như vậy sẽ làm thay đổi PH của âm đạo, gây rối loạn sinh lý của cổ tử cung. Khi giao hợp không nên thô bạo, hoặc quá sâu gây tổn thương cho cổ tử cung. Không nên đặt băng vệ sinh hoặc bất cứ vật lạ vào trong âm đạo.
Vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp phải trở thành một thói quen nhằm hạn chế cao nhất sự "xâm nhập" của các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus vào trong âm đạo và cổ tử cung.
Bạn cũng nên thường xuyên khám phụ khoa theo định kỳ kể cả khi không thấy biểu hiện bệnh lý gì. Vì viêm cổ tử cung thường tiềm ẩn, khi đã thấy triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng hoặc đã có những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc. Bác sỹ sẽ giúp bạn tìm thấy nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp soi tươi huyết trắng hoặc nhuộm soi, nuôi cấy... để đưa ra biện pháp chữa trị hợp lý và chính xác. Ngoài ra còn giúp bạn biết được những nguy cơ của ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm pap (pap smear).
Bạn cần đến chuyên khoa để làm các xét nghiệm, điều trị dứt điểm, nếu để lâu sẽ có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, tử cung.
Theo : http://afamily.vn
Nếu cổ ngoài bị viêm thì lớp biểu mô tuyến ở cổ trong sẽ bò ra bù đắp tạo nên hiện tượng lộ tuyến cổ tử cung. Nếu cổ trong bị tổn thương thì biểu mô lát tầng ở cổ ngoài sẽ tiến vào bù đắp và vô tình che phủ cả những biểu mô tuyến còn lại, gây bít tắc, ứ đọng dịch nhầy tạo thành những nang chứa dịch nhầy và mủ, gọi là nang Naboth.
Khi bị viêm nhiễm, xói mòn lớp tế bào cận đáy rất dễ bị kích ứng loạn sản là tiền đề cho ung thư cổ tử cung sau này. Dịch của cổ tử cung do biểu mô tuyến ở cổ trong tiết ra mang tính kiềm. Độ PH thay đổi trong khoảng 7-7,5cm. Sự thay đổi PH âm đạo dưới tác động của estrogen và những tác nhân bên ngoài như sang chấn, vật lạ… cũng là nguyên nhân gây ra những biến đổi sinh lý và bệnh lý của cổ tử cung.
Trường hợp viêm nhiễm của bạn thường xuyên bị tái phát, nguyên nhân có thể là do bạn chưa chữa khỏi dứt điểm, hoặc trong quá trình bạn bị viêm nhiễm đã lây cho bạn tình của mình, nhưng bạn tình của bạn thì lại không điều trị. Do vậy, khi bạn khỏi và có quan hệ thì khả năng bị viêm nhiễm lại là rất dễ xảy ra.
Bạn tránh dùng các loại hóa chất xịt sâu vào âm đạo (kể cả các loại nước vệ sinh của phụ nữ) vì như vậy sẽ làm thay đổi PH của âm đạo, gây rối loạn sinh lý của cổ tử cung. Khi giao hợp không nên thô bạo, hoặc quá sâu gây tổn thương cho cổ tử cung. Không nên đặt băng vệ sinh hoặc bất cứ vật lạ vào trong âm đạo.
Vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao hợp phải trở thành một thói quen nhằm hạn chế cao nhất sự "xâm nhập" của các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus vào trong âm đạo và cổ tử cung.
Bạn cũng nên thường xuyên khám phụ khoa theo định kỳ kể cả khi không thấy biểu hiện bệnh lý gì. Vì viêm cổ tử cung thường tiềm ẩn, khi đã thấy triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng hoặc đã có những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc. Bác sỹ sẽ giúp bạn tìm thấy nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp soi tươi huyết trắng hoặc nhuộm soi, nuôi cấy... để đưa ra biện pháp chữa trị hợp lý và chính xác. Ngoài ra còn giúp bạn biết được những nguy cơ của ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm pap (pap smear).
Bạn cần đến chuyên khoa để làm các xét nghiệm, điều trị dứt điểm, nếu để lâu sẽ có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, tử cung.
Theo : http://afamily.vn
0 nhận xét: