Tác Dụng Không Ngờ Của Bạch Cúc
Bạch cúc còn có tên khác: tiết
hoa (Bản kinh), nữ hoa, nữ tiết, nữ hành, nhật tinh, cảnh sinh, truyền
diên niên, âm thành, chu doanh (Biệt lục), mẫu cúc, kim nhị (Bản thảo
cương mục)…, tên khoa học Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum
sinese Sabine), họ Cúc (Asteraceae).
Bạch cúc thân đứng, nhẵn, có rãnh. Mặt dưới lá có lông và trắng hơn mặt trên có 3 - 5 thùy hình trái xoan, đầu hơi nhọn, có răng cưa ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1 - 2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy, nhị 6, bao phấn ở tai ngắn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường ướp trà và hiếm.
Thường được thu hái vào mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 - 11 hàng năm khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong bóng râm mát (âm can), rồi ngắt lấy hoa; cũng có khi chỉ hái lấy hoa, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, màu tươi sáng, thơm, không lẫn cành, cuống, lá, là loại tốt. Dùng hoa tươi sẽ tốt hơn.
Người ta thấy trong bạch cúc chứa các chất borneol, camphor, chrysanthenone, lutein-7-ramnoglucoside, cosmoiin, apigenin-7-O-Glucoside.
Các y thư cổ cho rằng: bạch cúc vị đắng, tính bình (Bản kinh); vị ngọt, không độc (Biệt lục); vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang dịch bản thảo)… Thuốc quy vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận.
Thuốc có công hiệu dưỡng huyết mục, minh mục, sơ phong, thanh tán phong nhiệt, bình can, thanh nhiệt, giải độc. Dùng trị chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, hoa mắt, các chứng du phong do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu… Liều dùng trung bình cho mỗi thang từ 6 - 20g.
Tuy nhiên cần lưu ý không dùng cho trường hợp khí hư, vị hàn, ăn ít, tiêu chảy không dùng (Bản thảo hội ngôn). Dương hư hoặc đầu đau sợ lạnh kiêng không dùng (Đông dược học thiết yếu). Tỳ, Vị hư hàn không dùng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
Bạch cúc thân đứng, nhẵn, có rãnh. Mặt dưới lá có lông và trắng hơn mặt trên có 3 - 5 thùy hình trái xoan, đầu hơi nhọn, có răng cưa ở mép. Cuống lá có tai ở gốc. Đầu to, các lá bắc ở ngoài hình chỉ, phủ lông trắng, các lá trong thuôn hình trái xoan. Trong đầu có 1 - 2 hàng hoa hình lưỡi nhỏ, màu trắng, các hoa ở giữa hình ống, màu vàng nhạt. Không có mào lông. Tràng hoa hình ống có tuyến, 5 thùy, nhị 6, bao phấn ở tai ngắn, nghiêng. Quả bế gần hình trái xoan, bông thường ướp trà và hiếm.
Thường được thu hái vào mùa thu, đầu mùa đông, khoảng tháng 9 - 11 hàng năm khi hoa nở. Cắt cả cây, phơi khô trong bóng râm mát (âm can), rồi ngắt lấy hoa; cũng có khi chỉ hái lấy hoa, phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp. Bộ phận dùng làm thuốc là hoa khô (Flos Chrysanthemi). Loại hoa đóa nguyên vẹn, màu tươi sáng, thơm, không lẫn cành, cuống, lá, là loại tốt. Dùng hoa tươi sẽ tốt hơn.
Người ta thấy trong bạch cúc chứa các chất borneol, camphor, chrysanthenone, lutein-7-ramnoglucoside, cosmoiin, apigenin-7-O-Glucoside.
Các y thư cổ cho rằng: bạch cúc vị đắng, tính bình (Bản kinh); vị ngọt, không độc (Biệt lục); vị đắng mà ngọt, tính hàn (Thang dịch bản thảo)… Thuốc quy vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận.
Thuốc có công hiệu dưỡng huyết mục, minh mục, sơ phong, thanh tán phong nhiệt, bình can, thanh nhiệt, giải độc. Dùng trị chóng mặt, đau đầu, mắt đỏ, hoa mắt, các chứng du phong do phong nhiệt ở can gây nên, nặng một bên đầu… Liều dùng trung bình cho mỗi thang từ 6 - 20g.
Tuy nhiên cần lưu ý không dùng cho trường hợp khí hư, vị hàn, ăn ít, tiêu chảy không dùng (Bản thảo hội ngôn). Dương hư hoặc đầu đau sợ lạnh kiêng không dùng (Đông dược học thiết yếu). Tỳ, Vị hư hàn không dùng (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).
0 nhận xét: