Triệu trứng viêm âm đạo ở thai phụ có nguy hiểm không ?

Có nhiều ý kiến cho rằng: phụ nữ khi mang thai ít bị các bệnh phụ khoa, hơn nữa, những ảnh hưởng của thuốc thang hay các hoạt động chụp chiếu đều không tốt cho thai nhi. Do vậy, theo họ thì phụ nữ mang thai không nên đi khám phụ khoa. Tuy nhiên, quan điểm của các bác sĩ sản phụ khoa thì ngược lại.

Triệu chứng

Khi có triệu chứng viêm âm đạo, thai phụ thường có những biểu hiện sau:

- Ra nhiều khí hư, có thể ở dạng trắng đục, đặc, vàng hoặc xanh

- Ngứa âm hộ, âm đạo ở các mức độ khác nhau

- Có mùi hôi ở bộ phận sinh dục hoặc dịch tiết.

- Thai phụ có thể bị tiểu khó, tiểu buốt, đau và bỏng rát khi sinh hoạt tình dục.

Khám phụ khoa thấy:

- Âm hộ đỏ, âm đạo có nhiều khí hư (có thể dạng nhầy, bột, hoặc đặc).

- Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, dễ nứt, chảy máu, có thể thấy khí hư bột trắng như váng sữa bám vào trong những trường hợp nhiễm nấm.

- Cổ tử cung thường viêm đỏ, phù nề, đôi khi loét.

Điều trị

viêm âm đạo, mang thai, thay đổi nội tiết, ngứa âm đạo, mùi khó chịu, ra nhiều khí hư, sức khỏe thai phụ và thai nhi, điều trị viêm âm đạo, biến chứng, phòng viêm nhiễm, vệ sinh


Khi có biểu hiện bất thường về dịch tiết âm đạo, thai phụ nên đi khám chuyên khoa để có những chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc đặt âm đạo hoặc kháng sinh toàn thân phù hợp và an toàn với thai nhi. Thai phụ lưu ý không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra một số biện pháp sau có thể giúp thai phụ cải thiện viêm âm đạo trong giai đoạn thai kỳ:

- Ăn nhiều sữa chua: Sữa chua lên men tự nhiên có chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp cung cấp các chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ăn thường xuyên sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và nếu có bệnh nấm âm đạo thì cũng ở dạng nhẹ và nhanh khỏi.

- Dùng lá chè tươi, lá trầu đun sôi để nguội và rửa âm đạo hàng ngày: Những loại lá này có tính kháng khuẩn hỗ trợ diệt nấm ngứa.

- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt: Môi trường nhiều đường sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển mạnh.

- Rửa sạch vùng kín khi đi vệ sinh. Mặc đồ lót bằng cotton 100%, mặc đồ hàng ngày cần khô thoáng, tránh ẩm ướt.

Biến chứng


- Viêm âm đạo thường không gây hại nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên khi sinh qua đường âm đạo, bé có thể bị dính vi khuẩn vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng hoặc viêm da, viêm mắt, viêm phổi- phế quản.

- Ngoài ra, bệnh cũng có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của thai phụ, không thoải mái trong các hoạt động nhất là quan hệ tình dục.

viêm âm đạo, mang thai, thay đổi nội tiết, ngứa âm đạo, mùi khó chịu, ra nhiều khí hư, sức khỏe thai phụ và thai nhi, điều trị viêm âm đạo, biến chứng, phòng viêm nhiễm, vệ sinh

Phòng bệnh

- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín trong tình trạng nóng ẩm

- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước nóng, mặc quần bó chật và tắm lâu nếu đang mắc bệnh

- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh và nấm phát triển. Khi đi vệ sinh, nên vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.
- Khám phụ khoa định kỳ trong mỗi một quý của thai kỳ.
Viêm âm đạo là bệnh thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng thường gây ra những khó chịu trong đời sống. Do vậy ngoài việc khám định kỳ phụ khoa (3 tháng/lần) thì thai phụ nên chủ động khám bất kỳ khi nào có dấu hiệu viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng để sử dung thuốc đặt âm đạo phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.

0 nhận xét:

Copyright © 2013 Sức khỏe phụ khoa